Hãy thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động:” nói không những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

 Hãy thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động:” nói không những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Bài mẫu: Hãy thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động:” Nói không những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Trong cuộc sống đang bộn bề,biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hội,đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang,tài đức. Ngay từ bây giờ,học sinh được xem là những mầm non tương lai,là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập,rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó,lại có một số học sinh đang học không đúng với khả năng của mình,và điều này đã tạo điều kiện cho một “căn bệnh” xâm nhập vào học đường hoành hoành,gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục cùng với những tiêu cực trong thi cử.
Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân,tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn,tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức của mình vì lợi ích chung,lợi ích của xã hội,của đất nước.
Theo định nghĩa đó,nỗ lực đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thể là một phẩm chất đạo đức tốt,đáng biểu dương và nhân rộng. Hãy tưởng tượng một xã hội mà trong đó mọi thành viên đều nỗ lực để đạt những thành tích cao hơn trong các lĩnh vực hoạt động: thể thao,văn hóa,nghệ thuật,giáo dục,sản xuất,thương mại…vì lợi ích cho mình và cho cả cộng đồng. Xã hội đó chắc chắn tiến bộ,nền kinh tế nước đó chắc chắn phát triển,đời sống nhân dân nước đó chắc chắn giàu có,quốc gia đó chắc chắn cường thịnh. Nhưng đến một lúc nào đó,khi chính những nỗ lực đạt thành tích,một phẩm chất tốt và cần thiết của mỗi thành viên trong xã hội lại trở thành một căn bệnh,mà ngày nay chúng ta gọi nó là bệnh thành tích.
Điều lo ngại chung hiện nay là căn bệnh thành tích đang lan tràn trong ngành giáo dục của nước ta,không phải chỉ lây nhiễm cho một bộ phận những người công tác trong ngành mà còn cho nhiều gia đình trong xã hội. Với bệnh thành tích,các phương pháp đánh giá,kiểm tra kết quả học tập trở nên dày đặc,nặng nề,phức tạp nhưng lại mang tính chất rập khuôn,không có chỗ dành cho sự sáng tạo của học sinh,sinh viên. Xét từ phía ngành giáo dục,thành tích giáo dục là thước đo sự hành công trong nghề nghiệp của giáo viên nói riêng,của nhà trường và địa phương nói chúng. Đáng tiếc thay,tỏng thời gian qua,chính ngành giáo dục lại “thiết kế” ra thước đo trên bằng các chỉ tiêu giáo dục khô cứng. “Bệnh thành tích giáo dục” chính là việc nhà trường và địa phương cố gắng đạt được các chỉ tiêu giáo dục bằng mọi giá. Chúng ta đều nhận thức rõ ràng rằng một xã hội muốn phát triển tiến bộ phải có nhiều nhân tài,mà nhân tài phải là người có chân tài thực học,được tieeos thu những kiến thức và các phẩm chất đạo đức tinh hoa của nhân loại của dân tộc thông qua hệ thống giáo dục của cộng đồng. Giao dục chính là điểm xuất phát,là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thịnh của một nước,một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục tốt và trung thực sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành thích tốt và trung thực sẽ tạo nên những bước tiến mãnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển.
Cuộc vận động ” Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” ngay từ khi mới phát động đã được xã hội quan tâm,nhân dân đồng tình hưởng ứng. Bởi ai cũng biết rằng,nếu cứ để “nạn tiêu cực trong thi cử” hoành hành và “bệnh thành tích trong giáo dục” trở thành một căn bệnh mãn tĩnh thì dẫn đến lãng phí thời gian,sức lực,tuổi đời của học sinh,lãng phí tiền bạc,công sức chăm sóc con cái của phụ huynh,của thầy cô và lãng phí của cải xã hội. Điều đó sẽ là hệ quả tất yếu của những suy thoái đạo đức trong học sinh,đạo đức trong quan hệ thầy,trò và sẽ góp phần làm suy thoái đạo đức trong học sinh. Cuộc vận động này là cuộc đấu tranh gay go,quyết liệt. Điều đáng mừng là nhân dân,xã hội đều quyết liệt tham gia chống lại những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục,sẵn sàng lên tiếng phê phán những cá nhân hoặc tổ chức có thái độ không hưởng ứng. Sự khởi đầu tốt đẹp báo hiệu sự thành công của một cuộc vận động của một cuộc vận động mang tính nhân văn sâu sắc.
Trên tiến trình đổi mới giáo dục,bệnh thành tích phải được xóa bỏ. Đó không phải là một việc quá khó,nhưng chắc chắn cũng không dễ dàng. Điều trước nhất là phải thay đổi từ những sai phạm của ngành giáo dục,phải kiên quyết thực hiện cuộc vận động đã đề ra,vì đó sẽ làm gương để thế hệ trẻ ngày nay tin tưởng và noi theo. Học sinh chúng ta,ngay từ bây giờ phải hết mình phấn đấu học tập bằng chính bản thân,tuyệt đối nói không với tiêu cực trong thi cử đồng thời giúp sức với nhà trường khuyên bảo và ngăn chặn các hành vi tiêu cực ấy.
Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mớ,mở cửa,hội nhập và tranh đua với thế giới để giành lấy một vị trí xứng đáng trên hành tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tính chất thắng bại sinh tử không khác gì trên thao trường hay trên võ đài. Ở đó,một võ sĩ chỉ chỉ có thể chiến thắng đối thủ bằng tài năng thực sự của chính mình,không phải vì bất kì văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn nào. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào việc nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những chân tài thực học hay không. Vì vật,chúng ta hãy cùng chung tay góp sức để đẩy lùi những tiêu cực và bệnh thành tích ấy,để đưa nước Việt Nam ta ngày càng phát triển vững mạnh.

Xem thêm:

TKBooks

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *