Khi công việc là thú vui thì cuộc sống là sự hưởng thụ bất tận. Còn nếu công việc là nghĩa vụ thì cuộc sống sẽ là nô dịch, khổ sai

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau đây của M.Gor-ki “Khi công việc là thú vui thì cuộc sống là sự hưởng thụ bất tận. Còn nếu công việc là nghĩa vụ thì cuộc sống sẽ là nô dịch, khổ sai.”

Bài mẫu:Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau đây của M.Gor-ki “Khi công việc là thú vui thì cuộc sống là sự hưởng thụ bất tận. Còn nếu công việc là nghĩa vụ thì cuộc sống sẽ là nô dịch, khổ sai.”

* Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu nói.
Từ việc giải thích ý nghĩa của các từ ngữ thú vui (niềm vui, sự hứng thú), sự hưởng thụ bất tận (tận hưởng thành quả lao động tốt đẹp, viên mãn), nghĩa vụ (làm việc gì đó một cách ép buộc, miễn cưỡng), nô dịch, khổ sai (làm việc với tâm thế khổ sở, nặng nề, khó nhọc), thí sinh cần thấy được M.Gorki muốn khẳng định, đề cao giá trị của tinh thần yêu lao động, ý thức tự giác trong lao động ở mỗi người.

* Trình bày suy nghĩ về lòng yêu lao động, ý thức tự giác trong lao động.
Thí sinh cần trình bày được ý kiến của mình về vấn đề bàn luận, trong đó cần nêu được:
– Vì sao khi công việc là thú vui thì cuộc sống là sự hưởng thụ bất tận? (Khi tìm thấy niềm vui trong công việc, ta sẽ làm việc với tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp lực, ta sẽ dốc hết tâm sức, nhiệt tình cho công việc; hiệu quả làm việc sẽ cao hơn, ta sẽ thấy yêu công việc của mình hơn…); (Lấy dẫn chứng minh họa cụ thể.)

– Vì sao nếu công việc là nghĩa vụ thì cuộc sống sẽ là nô dịch, khổ sai? (Khi làm việc chỉ bằng nghĩa vụ, làm một cách miễn cưỡng, gượng ép, ta sẽ trải qua tâm lí nặng nề, do đó hiệu quả công việc sẽ không cao, thậm chí không đạt yêu cầu, trở lại ta sẽ thêm chán công việc mình đang làm…); (Lấy dẫn chứng minh họa cụ thể.)
– Để tìm thấy thú vui trong công việc, chúng ta phải làm gì? (Lựa chọn và gắn bó với công việc mình yêu thích; tự tìm/ tạo hứng thú cho công việc của mình; gặp khó khăn thì nhờ sự trợ giúp của mọi người; chinh phục công việc bằng cách đặt ra các mục tiêu ngắn hạn, các thành tích đơn giản…)

* Bài học nhận thức và hành động.
– Hứng thú là một trong những chất xúc tác giúp ta tìm thấy niềm vui trong học tập, trong công việc.
– Chủ động tìm kiếm hứng thú học tập cho bản thân.

Xem thêm:

TKBooks

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *