Hiện tượng “Việt Nam nói là làm” xuất hiện trong đề thi môn văn gây xôn xao

Những ngày vừa qua, cộng đồng mạng luôn xôn xao một hiện tượng nhức nhối: “Việt Nam nói là làm”. Các bạn trẻ thi nhau thách thức dân mạng, rồi mang chính hình ảnh, lòng tự trọng và thậm chí là ngay cả tính mạng của mình ra để trêu đùa, thi đấu với mục đích mong muốn thể hiện mình, khẳng định mình cá tính, bản lĩnh và số khác còn mong được nổi tiếng sau những sự kiện ấy. Đành rằng nó tạo ra một trào lưu có sức lan truyền mạnh mẽ, tạo được động lực để thực hiện. Thế nhưng những bạn trẻ ấy có nhận thức được sự nguy hiểm của vấn đề, không chỉ thanh danh bị tổn hại mà còn bị xâm phạm đời tư, nhận được nhiều lời thách thức, đe dọa và hơn cả là mạng sống của mình bị đem ra đánh đổi.

Chính vì nhận thức được sự nguy hiểm của trào lưu này, bài báo “Những cái chết trẻ” đã được ra đời dưới ngời bút tỉnh táo của phóng viên. Và các thầy cô giáo trong tổ Ngữ văn trường THPT Thanh Chương I đã kịp thời và đúng đắn đưa hiện tượng đáng phê phán này vào đề thi kiểm tra học kỳ I vừa qua để những học sinh thức tỉnh kịp thời và dập tắt trào lưu này.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An

Trường THPT Thanh Chương I

Đề kiểm tra học kì I môn Văn lớp 11 tỉnh Nghệ An năm học 2016 -2017

Thời gian làm bài: 90 phút

Hiện tượng “Việt Nam nói là làm” xuất hiện trong đề thi môn văn gây xôn xao

I. Phần đọc hiểu (2.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Xã hội cứ phải “sốc” vì mấy cái chết của các cô cậu trẻ tuổi với slogan (khẩu lệnh): “Việt Nam nói là làm”. Nhưng họ đã nói và làm cái gì?

Đó là những status (dòng trạng thái trên Facebook) nói rằng nếu được nhiều người like (thích, đồng tình) thì sẽ nhảy xuống sông, sẽ mang xăng đốt trường, thậm chí sẽ tự tử. Sau khi treo status “câu” like chưa đến một ngày thì các facebooker (người dùng facebook) này đã nhận được hàng chục ngàn like, vượt xa “chỉ tiêu” đề ra.

Lời nói không thể gió bay vì đã bị cư dân mạng buộc chặt bằng hàng ngàn comment (ý kiến), hàng trăm share (chia sẻ) khích bác, xúi giục, đe nẹt, chửi bới mà phần lớn đến từ những người trẻ. Không khác được, chủ nhân “status ngàn like” đã phải làm đúng như đã nói, dù chỉ là nói trên facebook!

“Vâng. Việt Nam nói là làm của một bộ phận giới trẻ là như vậy đấy”

(Dẫn theo Nguyễn Thị Hậu, Những cái chết trẻ, Vietnamnet.vn)

hien-tuong-viet-nam-noi-la-lam-xuat-hien-trong-de-thi-mon-van-gay-xon-xao

Hiện tượng “Việt Nam nói là làm” xuất hiện trong đề thi môn văn gây xôn xao

Câu 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ gì? (0.5 điểm)

Câu 2: Theo anh/chị ở đoạn trích trên, người viết có nên bỏ dấu ngoặc đơn và các từ trong dấu ngoặc đơn được không? Vì sao? (1.0 điểm)

Câu 3: Anh/chị hiểu gì về thái độ của người viết qua câu văn: “Vâng. Việt Nam nói là làm của một bộ phận giới trẻ là như vậy đấy” (0.5 điểm)

II. Phần làm văn (8.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) bày tỏ quan điểm của mình về hiện tượng được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu.

Câu 2: (6.0 điểm)

Tâm trạng đợi tàu đêm đi qua phố huyện của nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam)

_Hết_

Xem thêm:

TKBooks

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *