Nhìn lại một năm điểm chuẩn đại học đầy biến động đối với các sĩ tử

Từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có những cải cách hoàn toàn mới mẻ về giáo dục, đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng đã dẫn tới nhiều thay đổi khác trong công tác đào tạo và thi cử. Cụ thể, có thể coi 2016 là một năm đầy khó khăn cho các sĩ tử trong cuộc đua nhiều cam go vào các trường đại học. Hãy cùng TKBooks nhìn lại một năm mà điểm chuẩn đại học đầy những biến động.

Nhìn lại một năm điểm chuẩn đại học đầy biến động đối với các sĩ tử

nhin-lai-mot-nam-diem-chuan-dai-hoc-day-bien-dong-doi-voi-cac-si-tu-bg

Nhìn lại một năm điểm chuẩn đại học đầy biến động đối với các sĩ tử

Năm 2016 đã vừa qua đi, các bạn học sinh lớp 12 đang gấp rút chuẩn bị và ôn tập để hướng đến mùa tuyển sinh đại học, ca đẳng năm 2017. TKBooks sẽ tổng kết lại 1 năm mà điểm chuẩn đại học đầy biến động đối với các sĩ tử.

Những trường top đầu – ngành hot điểm vẫn cao

Dù cho mặt bằng chung của mùa tuyển sinh năm 2016 diễn ra với nhiều khó khăn cho cả phía nhà trường và cả thí sinh nhưng  vẫn có một thực tế không hề thay đổi, đó là các trường đại học top đầu – chuyên ngành hot vẫn giữ vững điểm chuẩn cao. Bởi lẽ, những trường đại học này đã và sẽ luôn khẳng định được chất lượng giáo dục, vị thế cạnh tranh vững chắc của mình trong nền giáo dục đại học. Rất nhiều thí sinh thì luôn luôn khao khát có được một tấm vé để bước vào cánh cổng của những trường này.

Một bằng chứng rõ ràng nhất cho điều này chính là trường Đại học Kinh tế quốc dân. Vào trước mùa tuyển sinh, nhà trường đã đột ngột quyết định tăng mức học phí lên tới 30% đến 50% khiến cho không ít phụ huynh, thí sinh và cả dư luận xã hội xôn xao, hoang mang, có những phản ứng tỏ ra gay gắt.

Thế nhưng, không như những gì chúng ta nghĩ, trong một mùa tuyển sinh 2016 đầy khó khăn, chật vật, Đại học Kinh tế quốc dân vẫn là trường đại học duy nhất của cả nước tuyển sinh đủ số chỉ tiêu ngay trong đợt một với một mức điểm chuẩn đại học khá cao từ trên 23 điểm tới 25,5 điểm.

Dù mức học phí đã được tăng lên khá đắt đỏ cũng không ảnh hưởng nhiều tới tâm lý và chi phối hoàn toàn sự lựa chọn trường của các thí sinh. Bất chấp cho hoàn cảnh xét tuyển chung có nhiều chật vật, khó khăn thế nào thì các trường đại học top đầu  và một số ngành, chuyên ngành hot của trường điểm vẫn cao, các thí sinh vẫn thi nhau đổ xô vào.

Những trường top dưới dù đã hạ điểm nhưng vẫn không thể tuyển đủ thí sinh

Đây dường như là một nghịch lý với những đánh giá ban đầu của chúng ta. Theo một nguồn số liệu đã tổng hợp được, năm 2016 số lượng thí sinh tham gia vào kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia và tham gia xét tuyển đại học giảm đến khoảng 120 nghìn thí sinh so với năm trước. Điều này đồng nghĩa với việc khi số lượng thí sinh giảm xuống thì phổ điểm của các tổ hợp môn thi cũng đã phân hóa rõ ràng. Số liệu cũng cho thấy số lượng các thí sinh thuộc những phân khúc điểm số cao (từ 25 điểm trở lên) đã giảm xuống nhiều lần so với năm trước.

Khi số lượng thí sinh giảm, kéo theo phổ điểm cũng giảm, vì vậy các trường đại học top dưới buộc phải điều chỉnh và hạ mức điểm chuẩn đại học của mình để tuyển  sinh sao cho đủ chỉ tiêu. Tuy nhiên, tuyển sinh không phải là một việc dễ dàng đối với các trường này, không phải là các trường cứ hạ điểm chuẩn xuống là sẽ có thể tuyển được thí sinh. Nhìn chung ở Việt Nam hiện tại, tư duy rằng những trường đầu vào thấp đồng nghĩa với chất lượng đào tạo cũng thấp vẫn rất chính xác.

Vì vậy, năm 2016 đã được nhiều chuyên gia đánh giá là một năm khá “được mùa” đối với tuyển sinh các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề. Điều này cho thấy rõ tư duy về việc chọn ngành, chọn trường học của các thí sinh đã có những bước chuyển biến mới. Thí sinh đã không vì các trường đại học hạ thấp điểm chuẩn đại học mà thi nhau đổ xô để theo học nữa. Các em đã có những tư duy cởi mở hơn, lựa chọn việc học nghề chất lượng cao thay vì chọn học những trường đại học kém chất lượng.

Thí sinh có điểm cao lại trượt đại học trong vô vàn tiếc nuối

Đây được coi là một điều rất đáng tiếc hay cũng hoàn toàn có thể gọi là một nghịch lý xuất hiện trong đợt tuyển sinh năm 2016, đó là những thí sinh có tổng điểm cao lại trượt, điểm thấp lại đỗ. Do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không quy định mức điểm xét tuyển vào đợt sau phải bắt buộc cao hơn so với đợt trước, dẫn đến tình trạng nhiều trường đã hạ điểm chuẩn đại học xuống, các thí sinh điểm cao bị trượt trong nhiều tiếc nuối, trong khi đó các thí sinh điểm thấp thực hiện việc xét tuyển đợt sau lại được trúng tuyển vào trường một cách đầy may mắn.

Chính vì điều này đã khiến cho mùa tuyển sinh năm 2016 khó khăn, chật vật hơn nhiều đối với nhà trường và cả thí sinh. Thậm chí là có những người còn đi so sánh việc xét tuyển vào đại học như thế đầy may rủi giống như một canh bạc vậy.

Nhìn lại từ thời điểm các trường bắt đầu thực hiện xét tuyển đợt 2 của năm 2016, đã có hàng trăm thí sinh và phụ huynh tới các trường Đại học Bách khoa, Xây dựng, Học viện Tài chính… để đòi rút lại hồ sơ để nộp vào các trường thuộc khối công an, quân đội bởi vì các trường này đã hạ mức điểm xét tuyển vào đợt sau.

Năm 2016 – thực sự là một năm mà điểm chuẩn xét tuyển vào đại học có những biến động rất khó lường. Nhiều thí sinh đã tỏ ra tiếc nuối, hơn thế nữa là thái độ bức xúc bởi vì không được trúng tuyển vào đúng ngành mình mong muốn. Ngoài ra, các trường đại học cũng đau đầu không kém để đối phó lại với tỷ lệ hồ sơ “ảo”.

Kỳ tuyển sinh năm 2017 cũng sắp đến, để tránh cho mình những tiếc nuối, bức xúc thì các bạn học sinh hãy chủ động học tập để đạt được kết quả như mình mong muôn, và bước chân vào cánh cửa đại học mơ ước. Còn về phía nhà trường hãy thực hiện những hình thức tuyển sinh sao cho phù hợp nhất để tránh gây ra những phàn nàn, bất cập trong vấn đề xét tuyển này.

Xem thêm: 

TkBooks

Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *